__mObiLe__pHoNe__
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

__mObiLe__pHoNe__

TeChOnOgY__RooM
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Phát triển Hệ thống thông tin di động

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 49
Join date : 30/03/2008
Age : 36
Đến từ : dalat

Phát triển Hệ thống thông tin di động Empty
Bài gửiTiêu đề: Phát triển Hệ thống thông tin di động   Phát triển Hệ thống thông tin di động Icon_minitimeSun Mar 30, 2008 12:27 pm

Truyền thông di động - một ngành công nghiệp khổng lồ của thế giới đang vận hành với những công nghệ tiên tiến nhất đang phát triển không ngừng. Việt Nam cũng không nằm ngoài trào lưu chung trong việc ứng dụng các công nghệ truyền thông. Chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ di động Việt Nam đang ở vị trí nào trong tiến trình hội nhập cùng với giới truyền thông trên thế giới.



Hiện nay tại Việt Nam tồn tại hai mạng điện thoại di động MobiFone (1992) và VinaPhone (1996) cùng dựa trên một công nghệ theo chuẩn GMS (Global System for Mobile communication - Hệ thống thông tin di động toàn cầu) ra đời từ 1982 tại châu Âu. Hiện nay Hiệp hội GSM có 600 thành viên, đạt 709 triệu thuê bao (chiếm 71% thị trường di động số trên 173 quốc gia, riêng mạng VinaPhone ở Việt Nam có 856.400 thuê bao).
GMS là một hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp hệ thống. Điều này cho phép mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau. GMS đã trở thành tiêu chuẩn chung cho hệ thống thông tin di động toàn cầu, mang lại nhiều dịch vụ cho khách hàng. GMS đã trở thành một hành lang quan trọng trong tương lai. Hiệp hội GMS đang tập trung nghiên cứu, hình thành nên một làn sóng công nghệ mới. Để là sự kết hợp thế giới công nghệ thông tin (IT)/Internet với mạng thông tin di động. qua đó kết hợp sức mạnh kỹ năng, kinh nghiệm và công nghệ của hai ngành này để tạo đà phát triển mới cho GMS.
Vậy GMS là gì, có cấu trúc như thế nào? GMS là một mạng truyền thông có hai phần cơ bản: hệ thống chuyển mạch (giống như bất cứ một hệ thống điện thoại nào) và hệ thống thu phát chuyển tiếp. Hệ thống thu phát chuyển tiếp có cấu trúc phù hợp với địa hình bới vì sóng tải các tín hiệu liên lạc nằm ở dải tần 900 MHz, 1800 MHz và 1900 MHz- nghĩa là ở dải sóng siêu cao tần, muốn thu phát tốt ở dải tần này hai anten của hai đài gần nhau phải hướng đối trực tiếp với nhau. Do vậy để có thể nối liên lạc của các thuê bao di động trong toàn quốc phải có rất nhiều trạm thu phát chuyển tiếp, mỗi trạm không cách xa nhau quá 50 km. Để phủ sóng toàn quốc MobinFone bố trí 358 trạm thu phát, VinaPhone có đến 600 trạm. Riêng từ Lâm Đồng trở vào VinaPhone đã có đến 300 trạm-chiếm một nửa số trạm thu phát. Để mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng, hai mạng này đang chủ trương lắp thêm nhiều trạm thu phát nữa. Mỗi trạm thu phát là một tế bào, nhiều tế bào họp thành một vùng định vị, nhiều vùng định vị được quản lí bởi một trung tâm chuyển mạch.
Trên cơ sở hệ thống GMS còn có nhiều chuẩn không dây khác cũng có thể sử dụng trong mạng này như chuẩn TDMA (Time Division Multiple Access- Chuẩn đa truy nhập phân chia theo thời gian) và chuẩn CDMA (Code Division Multiple Access - Chuẩn đa truy nhập mã hoá). Tất cả các chuẩn này đều thuộc công nghệ truyền thông di động thế hệ hai (2G). Tp. Hồ Chí Minh đang thử nghiệm công nghệ CDMA để nhanh chóng đưa vào khai thác trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng chuẩn GMS vẫn là chuẩn cao cấp hơn chuẩn CDMA của Mỹ
CDMA được xây dựng từ những năm 1950 và áp dụng vào thông tin quân sự năm 1960, từ 1980 CDMA được thương mại hoá từ phương pháp thu định vị vệ tinh GPS (xác định toạ độ bằng nhiều đài phát) và cũng được áp dụng trong mạng tế bào GMS. Hiện tại CDMA sử dụng hai tần số 800 MHz và 1900 MHz. Có giải thuật mã hoá riêng cho từng cuộc thoại, chính vì thế mà tính bảo mật của cuộc thoại cao hơn. Công nghệ theo chuẩn CDMA có nhiều ưu việt hơn chuẩn GSM: khả năng kết nối nhanh hơn, dung lượng thoại có thể tăng 6 -10 lần, tránh được nghẽn mạch. Tuy nhiên CDMA cũng có những chỗ yếu như vùng phủ sóng CDMA trên thế giới còn hẹp nên khả năng chuyển vùng quốc tế giữa các hệ thống CDMA còn hạn chế, số lượng nhà sản xuất các thiết bị điện thoại CDMA không nhiều, kém phong phú hơn chuẩn GMS. Hiện tại đã có ít nhất 4 nhà sản xuất điện thoại di động hệ CDMA có mặt tại Việt Nam gồm Nọkia, Motorola, Samsung Sony-Ericsson.
Thế giới đang tập trung nỗ lực hướng tới công nghệ truyền thông không dây thế hệ ba (The Thrid Generation-3G) nhằm tăng dung lượng dữ liệu truyền tải, đặc biệt đã truyền các dữ liệu thông qua Internet. Công nghệ 3G sẽ làm cho truyền thông không dây nhanh hơn và tốt hơn, có thể kết nối với bất kỳ chuẩn nào. Công nghệ này sẽ nâng cao chất lượng thoại, dịch vụ dữ liệu sẽ có thể truyền tải các dữ liệu là vidio và multimedia đến các thiết bị cầm tay. Có ít nhất hai chuẩn 3G đang trong giai đoạn thực hiện, để là W-CDMA và CDMA2000.. Nhật Bản và châu Âu đang thực hiện chương trình nâng cấp băng thông không dây đạt tiêu chuẩn 3G vào năm nay, còn Mỹ có thể trong giai đoạn 2003-2005.
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn khởi động lên 2,5G. Công ty quản lí mạng VinaPhone (GPC) công bố kế hoạch sẽ tiến hành thử nghiệm chuẩn GPRS (General Packet Radio Service) vào quí 4 năm 2002 nhằm nâng cao dung lượng, tốc độ truy cập Internet, dịch vụ dữ liệu, cho phép triển khai dịch vụ trình duyệt Internet màu, gửi nhận e-mail khi di chuyển, trao đổi trực quan, tin nhắn đa truyền thông và dịch vụ định vị. Để nâng cấp lên 2,5G, mạng cơ sở hạ tầng vẫn gĩư nguyên, có một số nâng cấp về phần mềm và thêm một số trạm công tác chuyên phục vụ cho dịch vụ dữ liệu. Thiết bị thu nhận tin cũng cần được nâng cấp mới khai thác được các dịch vụ GPRS. Về thiết bị liên lạc cầm tay, hỗu hết các nhà sản xuất đã có sẵn dòng sản phẩm hỗ trợ GPRS cung cấp cho thị trường Việt Nam ngay khi chương trình được triển khai là vì GPRS đã phát triển phổ biến tại thị trường châu Âu trước ta. Khuynh hướng chung của các nhà sản xuất thiết bị truyền thông cầm tay là làm cho chúng có nhiều tính năng truyền thông, giải trí và kiể?u dáng thời trang hơn.
Tóm lại, công nghệ truyền thông di động của Việt Nam đang cố gắng theo kịp đà phát triển chung của công nghệ truyền thông di động thế giới.
Về Đầu Trang Go down
https://huyle.forumvi.com
 
Phát triển Hệ thống thông tin di động
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐÓNG GÓP NHỎ CHO SỰ PHÁT TRIỂN LỚN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
__mObiLe__pHoNe__ :: LÝ THUYẾT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG :: LÝ THUYẾT VỀ GSM :: Lý thuyết về mạng GSM-
Chuyển đến